6 việc du học sinh cần chuẩn bị để đảm bảo tìm được việc tại Mỹ ngay khi tốt nghiệp
Ở Mỹ, du học sinh sau khi tốt nghiệp chỉ có thời gian 3 tháng để tìm việc. Nếu không có việc làm trong thời gian này, bạn sẽ phải trở về nước. Vậy thì phải chuẩn bị chính xác những gì trong thời gian đi học để đảm bảo một vị trí công việc mơ ước. Trong bài viết này, Onboard sẽ chia sẻ với bạn về lộ trình chuẩn bị cho việc tìm job tại Mỹ:
- Có nên xin việc ngay khi mới vào học?
- Kế hoạch 6 việc cần chuẩn bị để tìm kiếm việc làm.
- Điều kiện và cách thức xin việc với visa du học sinh
- Phương án nếu không tìm được công việc đúng hạn
1. Reminder: Hãy chuẩn bị ngay từ khi nhập học
Ở một thị trường cạnh tranh khốc liệt như nước Mỹ, việc chỉ có title bachelor chuyên ngành và 1-2 kinh nghiệm làm việc lẻ tẻ chắc chắn không thể giúp bạn có tấm vé đi tiếp. Nếu đã quyết tâm thử sức làm việc tại đây thì nhất thiết phải chuẩn bị từ khi đi học.
Việc chuẩn bị không chỉ là bạn phải học thật xuất sắc, nó còn là việc bạn nghiên cứu thị trường, xác định cụ thể vị trí công việc, xây dựng mạng lưới mối quan hệ chuyên nghiệp, lập hồ sơ, etc.
Nếu bạn du học bậc thạc sĩ thì quỹ thời gian thậm chí còn ngắn hơn, thường chỉ có từ 1 đến 2 năm để vừa học vừa tìm việc.
Mình còn nhớ khi mới vào năm nhất chương trình thạc sĩ, các bạn trong khóa ai cũng rất chăm chỉ tham gia các buổi networking của trường, event nào cũng có mặt. Đó là cơ hội không chỉ để tìm kiếm internship mà còn có thể kiếm được việc làm on-campus. Bản thân mình cũng không ngoại lệ, mình hăng hái đến mức vào hẳn văn phòng career services của trường, hỏi xem họ có vị trí nào tuyển sinh viên không và xin luôn business card của họ rồi về nhà follow-up email. Khi lên pub, thấy bạn bè nộp đơn xin làm phục vụ, mình cũng lập tức hỏi để xin ứng tuyển. Điều này cho thấy rõ tâm lý của sinh viên thạc sĩ thường sốt sắng hơn sinh viên đại học, bởi thời gian của họ ở Mỹ không có nhiều. Vì vậy, khi vừa đặt chân tới Mỹ, hãy nhanh chóng mở rộng mạng lưới của mình và bắt đầu hành trình networking ngay nhé!
2. Lập kế hoạch tìm kiếm việc làm
Tất nhiên có rất nhiều hướng dẫn những việc cần làm để sẵn sàng bước vào thị trường lao động. Ở đây, Onboard đặt ra 6 mục tiêu cụ thể nhất, tập trung nhất vào con người bạn. Checklist này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung ra con đường cụ thể, phân bổ thời gian hợp lý và luôn keep track lộ trình của mình.
- Nghiên cứu thị trường và xác định công việc cụ thể mình muốn làm: Hãy nắm rõ nhu cầu nhân lực của ngành bạn tại Mỹ. Xem xét các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và điều chỉnh kế hoạch học tập, thực tập sao cho phù hợp. Ở trường mình, văn phòng career services cung cấp một template để mình liệt kê ít nhất 10 công ty và 3 ngành nghề phù hợp với profile. Ngoài ra, mình cũng dùng nó để quản lý các mối quan hệ networking, theo dõi cách tiếp cận, follow-up và duy trì liên lạc với những người mình đã kết nối.
- Nâng cao, củng cố thường xuyên những “high-income skills” và hiểu rõ về “domain knowledge” của “dream industry”: Sẽ ra sao nếu bạn bị hỏi về ngành của “dream company” mà bạn lại không biết gì cả? Làm sao HR hay manager có thể ấn tượng được với bạn và quyết định offer cho bạn 1 vòng interview khi bạn không hề nổi bật so với các ứng viên khác đã hiểu rõ công việc, ngành nghề, công ty và cả đối thủ của họ? Để không bị chìm nghỉm trong talent pool việc liên tục củng cố kiến thức chuyên ngành – tức là “domain knowledge” theo sở trường của mình – là cực kỳ quan trọng. Thêm vào đó, việc khai thác và phát triển những kỹ năng có thể đem lại thu nhập cao, gọi là “high-income skills”, cùng với việc tăng cường hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể sẽ khiến bạn trở thành ứng viên không ai có thể thay thế.
- Tìm kiếm thực tập: Một trong những cách tốt nhất để được mời làm việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp là bắt đầu bằng một kỳ thực tập. Điều này giúp bạn không chỉ có kinh nghiệm thực tế mà còn xây dựng được mạng lưới kết nối với các đồng nghiệp và quản lý.
- Chuẩn bị hồ sơ xin việc kĩ càng chỉ là bước đầu, nhưng rất quan trọng: Đảm bảo rằng CV, resume, và hồ sơ cá nhân của bạn luôn được cập nhật trên các nền tảng như LinkedIn, Handshake, và Indeed. Hãy dành thời gian tìm hiểu cách viết resume theo đúng chuẩn Mỹ, thường xuyên update và chỉnh sửa dựa trên feedback từ bạn bè hoặc qua các buổi mock interview. Đây là yếu tố đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét, vì vậy việc trau chuốt từng chi tiết là vô cùng quan trọng.
- Mạng lưới kết nối: Đừng ngại tham gia các sự kiện của trường, hội thảo nghề nghiệp hoặc liên hệ với cựu sinh viên đã thành công trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Ngoài ra, có rất nhiều hội thảo khác trên toàn nước Mỹ có nhiều công ty rất chất lượng như: National black MBA career fair (mỗi năm tổ chức 1 lần ở thành phố khác nhau), LGBTQ+ Professional Recruitment Events..Một số người bạn của mình khi tham gia chưa nhận được offer job ngay nhưng sau khi networking lâu dài với HR công ty đã nhận được lời mời interview. Chính vì thế, nền tảng nào cũng được, bạn hãy năng nổ kết nối với nhiều HR tuyển dụng của công ty bạn muốn làm về lâu dài cũng sẽ là cách nhận được interview đó.
- Luyện tập coffee chat và mock interview liên tục là key: Trong văn hóa tuyển dụng kiểu Mỹ tại các công ty lớn, khi nhà tuyển dụng cảm mến bạn, họ thường rủ bạn đi coffee chat. Coffee chat chill hơn interview nhiều, không khí thoải mái, lành mạnh. Tại đây, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi cơ bản, kiểu như bạn thích làm gì trong ngành, sở thích cá nhân ra sao… để check xem bạn có vibe cùng team và công ty hay không.
3. Điều kiện và cách thức xin việc với visa du học sinh
Đối với du học sinh thạc sĩ, visa F-1 cho phép bạn tham gia chương trình thực tập thông qua hai hình thức chính:
- Curricular Practical Training (CPT): CPT là chương trình thực tập bắt buộc trong quá trình học, thường được trường và công ty hỗ trợ giấy tờ và không yêu cầu bạn phải xin giấy phép lao động EAD.
- Optional Practical Training (OPT): Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có quyền tham gia chương trình OPT, cho phép làm việc trong thời gian lên đến 12 tháng. Nếu bạn học các ngành thuộc STEM, bạn có thể được gia hạn thêm 24 tháng nữa.
Để tham gia OPT, bạn cần đăng ký và được sự chấp thuận từ USCIS (Cục Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ). Điều này đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch rõ ràng về thời gian nộp đơn xin OPT, thường là trước khi tốt nghiệp ít nhất 3 tháng.
4. Phải làm gì nếu không tìm được công việc đúng hạn?
Tìm kiếm việc làm trong thời gian hạn chế có thể không dễ dàng. Nếu sau 3 tháng OPT mà bạn vẫn chưa tìm được công việc, bạn có thể xem xét các phương án sau:
- Làm volunteer (unpaid internship/part-time/fulltime) cho các công ty Mỹ để “kéo dài cuộc chơi”: Bạn hoàn toàn có thể chấp nhận làm việc từ xa, không lương cho các công ty Mỹ trong thời gian này để giữ OPT, trong khi vẫn săn job và “networking”. Điều này không chỉ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm mà củng cố được “profile” xin việc chuyên nghiệp dù chưa có việc chính thức. Nhưng nhớ là, vấn đề tiền bạc sẽ khá căng thẳng, vì chi phí sinh hoạt ở Mỹ không hề rẻ, dễ khiến bạn chùn bước nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng.
- Xem xét chương trình học tiếp hoặc gia hạn OPT: Nếu bạn thuộc nhóm STEM, đừng quên tận dụng cơ hội gia hạn thêm 24 tháng để tìm việc. Còn nếu không, bạn có thể cân nhắc việc học tiếp hoặc tham gia các khóa học bổ sung để kéo dài thời gian ở lại.
Quá trình tìm kiếm công việc toàn thời gian tại Mỹ là một hành trình cần sự kiên nhẫn, chủ động và chiến lược.
Hy vọng rằng những lời khuyên trên đến từ Onboard sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và biết cách chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sự nghiệp của mình.
Chúc bạn thành công!
✈Onboard – Vì một hành trình du học thành công!
Bạn muốn kết nối với cộng đồng du học sinh
👉 Group “Du học sinh cùng nhau cất cánh”: https://www.facebook.com/groups/duhocsinhonboard
Bạn muốn tìm hiểu về một chương trình học giúp bạn nâng cấp hồ sơ apply và trở thành ứng viên nổi trội trên thị trường Mỹ!
👉Tìm hiểu ngay về Job-Ready Program tại đây:https://onboard.vn/job-ready-program/