Referrals có thể đến từ đâu? – Cách tìm referrals cho Du học sinh
Được “refer” là điều du học sinh nào cũng muốn có trong hành trình đi tìm việc tại Mỹ. Thay vì việc rải hồ sơ khắp mọi nơi mà hoang mang vì không thấy phản hồi, nhiều du học sinh chọn cho mình việc đi kiếm “refer” – được một người hiện đang làm việc tại chính công ty trực tiếp giới thiệu bạn vào ứng tuyển, có thể chứng thực được về năng lực và phẩm chất bạn đủ tiêu chuẩn để làm được ở vị trí này.
Referrals như cái tên của nó, sẽ cần một người khác chịu “giới thiệu” bạn cho công ty. Điều này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện và mong muốn giúp đỡ của người refer. Vậy nên câu hỏi tiếp theo là “Làm thế nào để người kia sẵn sàng giúp bạn?”. Câu trả lời hết sức đơn giản: dựa vào mối quan hệ của bạn với người đó.
Vậy du học sinh có thể kiếm referrals từ đâu?
1. Từ vòng tròn bạn bè
Những mối quan hệ thân thiết như bạn bè thì dễ rồi. Chơi với nhau từ trước, chúng ta dễ dàng giúp đỡ nhau. Bản thân mình với job ở Samsung cũng là được bạn của mình refer cho mình. Hai đứa chơi với nhau từ khi bắt đầu chương trình Thạc sĩ, cùng nhau lặn lội tìm job. Bạn mình trúng tuyển trước và vài tháng sau, khi trong team có job opening mới, liền ngay lập tức nhớ đến mình và gửi thẳng resume của mình đến với Hiring Manager. Vậy là nhờ có bạn mình nên mình mới nắm được thông tin là vị trí này đang mở, ngay cả trước khi vị trí được tuyển dụng public ra bên ngoài. Nộp đơn sớm, phỏng vấn sớm, mình được chọn!
Ở Mỹ đủ lâu, mình thường hỏi mọi người nhờ đâu mà mọi người đang làm vị trí bản thân đang làm thì hầu như đều nói rằng do có “bạn refer” – đủ để thấy việc tuyển dụng thông qua refer phổ biến đến thế nào ở Mỹ.
Để có được những người bạn này, mình không bắt đầu chơi với họ với mục đích “được refer” mà đơn giản muốn quen nhiều bạn hơn để cùng nhau sẻ chia và học hỏi lẫn nhau trong cuộc sống du học.
Cơ hội tự dưng đến vào đúng lúc mình không ngờ nhất, từ người mình cũng chẳng ngờ được. Hãy luôn sống đẹp với mọi người và cởi mở trong giao tiếp, ngay từ khi bạn còn đi học. Mở rộng vòng tròn quen biết, network của bạn chỉ có cho bạn lợi và lợi hơn.

2. Từ giáo sư
Một nguồn refer cực kỳ chất lượng đến từ chính những người giáo sư trong trường đại học của bạn. Tầm ảnh hưởng của một giáo sư trong trường đại học là khá lớn, các thầy cô thường có một network toàn những người làm trong ngành hay chính họ là người đang trực tiếp giữ những vị trí cốt cán trong doanh nghiệp.
Thật vậy, trong môn học Digital Marketing and Web Analytics của mình, Professor đứng lớp là Head of Analytics Department của Neiman Marcus – một chuỗi fashion retail lớn ở Mỹ. Hay có rất nhiều Associate Professor cũng ngày làm ở doanh nghiệp, đêm làm Professor. Thường các trường ở Mỹ sẽ mời những người có kinh nghiệm thực chiến nhiều năm ở ngoài về giảng dạy hoặc ít nhất là làm Guest Speaker. Bạn lại là người trực tiếp được tham gia lớp học nữa, đây là cơ hội vàng nếu như bạn biết thể hiện mình tốt trong lớp, tạo thiện cảm và bày tỏ nguyện vọng được làm việc trong lĩnh vực của thầy, thầy cũng chứng thực được sự cầu tiến và khả năng của bạn trong suốt quá trình học, biết đâu sẽ có cơ hội nào đó mở ra cho bạn lúc nào không hay.
3. Từ mọi người quen trong cuộc sống du học của bạn
Không chỉ giới hạn bản thân trong khuôn khổ trường đại học, Onboard khuyến khích bạn hãy có một social life rực rỡ ở bên ngoài nữa. Các mối quan hệ xã giao – quen biết thông thường chứ không phải là rất thân cũng là cực kỳ quan trọng. Như trường hợp của mình, không chỉ học, mình còn dành thời gian tham gia rất nhiều câu lạc bộ, hoạt động sở thích và cả tình nguyện nữa.
Mình đã bắt đầu trở nên rất thân thiết với các bác người bản xứ trong một hội tình nguyện, và rồi rất bất ngờ khi có một bác nghỉ hưu trong đó là người đã làm Advertising lâu năm – ngành mình quan tâm. Hay còn nhiều người trong hội làm ở toàn những công ty xịn mà mình đang ao ước làm việc. Các bác đã giúp đỡ mình rất nhiều trong suốt thời gian mình nhọc nhằn đi tìm job, sẵn sàng refer và cả giới thiệu cho mình đến những người có thể giúp đỡ. Nhiều bạn bản xứ còn giúp mình mock interview vì rõ là ai là người nhận xét được ngôn ngữ cho mình tốt hơn là… người bản xứ.
Đúng, chúng ta là “du học sinh”, là sinh viên, nhưng cũng đừng chỉ loanh khoanh làm mấy thứ của sinh viên. Hãy hòa nhập với cả cộng đồng rộng lớn ở thành phố bạn ở, ở nước Mỹ. Hãy quen với những người không cùng tuổi với bạn, không làm cùng lĩnh vực giống bạn, có những câu chuyện thật khác lạ, thú vị và hay ho. Chân trời mới là đây rồi, cơ hội ở khắp nơi, chỉ là bạn có biết nắm lấy hay không.

4. Từ những người hiện đang làm việc trong công ty/lĩnh vực bạn muốn ứng tuyển
Qua 3 nguồn refer đầu tiên, các bạn có thể nghĩ vậy thì chỉ có quen biết nhau từ trước mới refer được hay sao? Tuy nhiên ở Mỹ, ở môi trường mà networking là điều hết sức bình thường, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động làm quen và hỏi sự giúp đỡ từ những người chưa từng quen biết.
Các du học sinh có thể thoải mái lên LinkedIn (online) hoặc đến các networking events (offline) để “network” với những người đang làm tại chính những vị trí mà bạn đang nhắm tới, tại các công ty bạn muốn làm việc và “khéo léo” xin refer. Tại sao lại “khéo léo” bởi vì đối với những người bạn chưa từng quen biết, việc nói chuyện với họ thôi cũng đã là bạn đang cần họ dành thời gian cho mình, chưa kể đến “nhờ vả” xin refer. Vì vậy bạn cần biết cách network sao cho hợp lý để họ cũng vui vẻ và sẵn lòng giúp bạn – một người chưa quen.

Ứng tuyển dựa trên referrals mang lại rất nhiều lợi ích cho ứng viên. Khi được “refer”, khả năng cao là ứng viên sẽ qua được vòng chọn resume và được cân nhắc vào vòng phỏng vấn. Với nhiều du học sinh với kinh nghiệm làm việc chưa nhiều và một resume chưa quá mạnh, sẽ rất khó để hồ sơ của bạn được cân nhắc khi có nhiều ứng viên khác có một profile mạnh hơn. Hay ngay cả khi bạn có một resume sáng, cũng có cả trăm ứng viên khác mạnh tương tự. Vậy nên ở một môi trường tuyển dụng cạnh tranh như Mỹ, bạn cần phải thay đổi chiến thuật apply để ít nhất có cơ hội được gặp trực tiếp nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn để có thể chứng minh năng lực của mình. Và “referrals” sẽ cực kỳ đắc lực là vì như thế.
Để giúp bạn hiểu được bức tranh toàn cảnh về Networking và từng bước xây dựng một network chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho cuộc sống, sự nghiệp ở nước ngoài, Onboard tạo ra khóa học Onboarding 101 về Professional Networking dành riêng cho du học sinh. Đừng kéo dài sự bỡ ngỡ trước môi trường Mỹ mà hãy bắt đầu tìm kiếm và dành lấy cơ hội cho chính mình nhé các du học sinh.
✈ Onboard – Vì một hành trình du học thành công!
Tham gia Group “Du học sinh cùng nhau cất cánh”: https://www.facebook.com/groups/duhocsinhonboard
📈Onboarding 101 – Khóa học kỹ năng networking chuyên nghiệp cho du học sinh!
👉Tìm hiểu ngay về khóa học tại đây: https://onboard.vn/khoa-hoc-hoa-nhap-du-hoc-sinh/